Thuần hóa cây trồng Hang_Ma,_Thái_Lan

Gorman cho rằng ở Hang Ma thu được các di vật của Prunus (hạnh nhân), Terminalia, Areca (trầu), Vicia (đậu Hà Lan) hoặc Phaseolus, Pisum (hạt đậu) hoặc Raphia Lagenaria (bầu chai), Trapa (dẻ hạt), Piper (hạt tiêu), Madhuca (butternut), trám, Aleurites (keo), và Cucumis (dưa chuột) trong các lớp có niên đại cỡ 11,8 đến 10,5 Ka BP. Các mẫu vật được phục hồi từ di vật không có sự khác nhau với kiểu hình hoang dã của chúng.

Ông đề nghị rằng chúng có thể đã được sử dụng như thực phẩm, gia vị, chất kích thích, và cho chiếu sáng. Đặc biệt các loại cây họ đậu "thể hiện là loại cây được thuần hóa rất sớm"[5]. Sau đó, ông đã viết rằng "Cho dù họ là người cấy trồng chắc chắn đến đâu vẫn còn để ngỏ... Điều quan trọng là, và những gì chúng tôi có thể nói chắc chắn, đó là những di vật chỉ ra việc sử dụng sớm và khá phức tạp những loài cây trồng cụ thể, mà còn rất quan trọng về mặt văn hóa trong khu vực Đông Nam Á" [1].

Năm 1972 Solheim W.G. giám đốc một dự án nghiên cứu trong đó có Hang Ma, xuất bản một bài báo trên tạp chí Scientific American thảo luận về những phát hiện từ Hang Ma. Trong khi Solheim lưu ý rằng các mẫu vật có thể "chỉ đơn thuần là các loài hoang dã được thu thập từ các vùng nông thôn xung quanh", ông tuyên bố rằng các cư dân tại Hang Ma có "một kiến thức tiên tiến về trồng trọt". Biểu đồ thời gian do Solheim đưa ra cho thấy rằng "nông nghiệp sơ khai" đã bắt đầu khoảng 22 Ka BP ở Đông Nam Á. Ông cũng gợi ý rằng công nghệ gốm đã được phát minh ra ở đây khoảng 15 Ka BP mặc dù tại Hang Ma không có di vật đồ gốm ở thời kỳ trước 8,8 Ka BP[4].

Mặc dù Solheim kết luận rằng việc phục dựng của ông là "phần lớn là giả thuyết", những lời nói quá của ông về kết quả khai quật của Gorman đã dẫn đến ý nghĩa tăng cao của nông nghiệp thuộc Văn hóa Hòa Bình. Những tuyên bố đã làm giảm ý nghĩa của Hang Ma là một di chỉ với bằng chứng được bảo quản tốt các sinh hoạt của con người và điều kiện môi trường cổ trong Văn hóa Hòa Bình.